Giọng Gió Là Gì? Bí Quyết Hát Giọng Gió Siêu Đơn Giản

Trong âm nhạc và ca hát chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ “giọng gió” bên cạnh những chất giọng thánh thót, cao vút, trầm ấm,… Đây là một cách hát được sử dụng phổ biến bởi cách hát giọng gió không hề khó. Chỉ cần bạn kiên trì học hỏi và tập luyện thường xuyên, bạn sẽ có thể biết cách thể hiện kỹ thuật giả thanh này. Trong bài viết này, Review Audio sẽ mang đến cho bạn những thông tin về giọng gió là gì và hướng dẫn bạn cách để hát giọng gió cực hay và bay bổng nhé!

giong-gio-bay-bong-va-thanh-thot

Giọng gió bay bổng và thánh thót

Tìm Hiểu Giọng Gió Là Gì?

Giọng gió hay còn được gọi là Falsetto là một kỹ thuật hát giả thanh khác với giọng thật và được nhiều người quan tâm. Trên thực tế giọng gió có thể bị nhầm lẫn và đánh đồng với cách hát giọng mũi hay giọng đầu. Tuy nhiên cả ba cách hát này đều cần sử dụng những kỹ thuật riêng, nhưng đều có điểm chung chính là câu hát cất lên không có độ vang, nghe có tiếng eo éo và âm thanh cũng yếu hơn so với giọng thật hay giọng bụng.

Ưu Và Nhược Điểm Của Cách Hát Giọng Gió

hai-mat-uu-va-nhuoc-diem-cua-cach-hat-giong-gio

Hai mặt ưu và nhược điểm của cách hát giọng gió

Mặt ưu điểm của giọng gió

Thay vì hát giọng thật thì giọng gió được tạo ra bằng cách cách kéo dài và mỏng thanh đới, giọng gió có ưu điểm là khả năng làm cho giọng hát của bạn trở nên nhẹ nhàng, bay bổng và trong sáng hơn. Đồng thời khi hát lên các nốt cao sẽ giúp câu hát mượt mà, trong sáng và mềm mại. Đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu tập hát chuyên nghiệp thì giọng gió sẽ hỗ trợ bạn có đà chuyển giọng tốt hơn

Mặt nhược điểm của giọng gió

Giọng hát này có nhược điểm chính là khi hát giọng gió thanh đới sẽ bị khép hờ khiến âm thanh phát ra mỏng, mất đi sự tự nhiên khi ngân rung và cảm giác vang xa. Do đó bạn không nên lạm dụng cách hát này hay hát trong thời gian quá lâu bởi vì nó sẽ gây hại cho thanh quản của bạn, hay thậm chí là dẫn đến mất tiếng.

Khám Phá Bí Quyết Hát Giọng Gió Chuẩn

Luyện tập cách phát âm rõ ràng

Điều cơ bản đầu tiên để học hát giọng gió là bạn phải phát âm thật chuẩn. Bởi vì nếu bạn phát âm sai thì bạn sẽ hát sang một tông giọng hoàn toàn khác. Có thể bạn sẽ nghĩ việc này rất đơn giản tuy nhiên nó đòi hỏi bạn phải quyết tâm và kiên trì luyện tập mỗi ngày mới có thể cải thiện được cách phát âm của mình.

Để luyện tập bạn có thể tìm cho mình một quyển sách hay một bài báo đơn giản. Sau đó hãy chăm chỉ tập đọc từng câu từng chữ thật rõ ràng mỗi ngày. Cho đến khi bạn đã thực sự phát âm một cách rõ ràng, tròn chữ khi giao tiếp với người khác thì bạn đã thành công. Còn nếu cách bạn phát âm còn vội vã, chưa tròn chữ thì bạn hãy cố gắng luyện tập nhiều hơn.

luyen-tap-cach-phat-am-ro-rang

Luyện tập cách phát âm rõ ràng

Điều chỉnh tốc độ và âm lượng hợp lý

Về tốc độ nói: Đây là một bài học khá quan trọng trong việc luyện tập kỹ thuật giả thanh.  Lúc nói bạn không nên nói với tiết tấu đều đều từ đầu đến cuối mà bạn nên tạo được sự luyến láy, lúc nhanh, lúc chậm để tránh đem lại cảm giác nhàm chán. Hoặc đôi khi có thể dừng lại đôi chút để người nghe có thể suy nghĩ về điều bạn đang nói. Tuy nhiên bạn cũng cần tránh cách nói quá nhanh hoặc quá chậm khi giao tiếp. Nói quá nhanh sẽ khiến người nghe không kịp tiếp nhận một lượng lớn thông tin, gây khó tải cho não bộ và cảm thấy mệt mỏi khi nghe. Ngược lại nếu nói quá chậm sẽ khiến bộ não người nghe không cần làm việc nhiều, gây nhàm chán và sinh ra cảm giác buồn ngủ. Do đó, bạn phải khéo léo điều chỉnh tốc độ nói sao cho phù hợp, không quá nhanh hay quá chậm.

Về âm lượng: Bạn nên điều chỉnh giọng nói với âm lượng vừa phải với cách nhả chữ rành rọt. Khi thực hành luyện tập nên đứng trước gương để tập đồng thời ngôn ngữ cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn luyện cả cách nói chuyện thì thầm, tỉ tê. Như vậy khi hát bạn sẽ tự động điều chỉnh âm lượng của mình một cách thích hợp và cuốn hút người nghe hơn.

Luyện tập ngữ điệu êm ái

Giọng gió nếu muốn dễ dàng chạm đến trái tim người nghe nhạc cần có ngữ điệu lên xuống uyển chuyển. Thông thường khi lên cao giọng gió sẽ cho ra những lời ca rất trong sáng và mềm mại. Thế nhưng khi chuyển đổi từ tông cao sang tông trầm, không ít các trường hợp người hát bị khàn tiếng hoặc phát ra tiếng nhỏ đến mức khó nghe rõ chữ được. Do đó, bạn cần luyện tập ngữ điệu lên xuống nhịp nhàng, khi lên tông cao hay xuống thấp các ca từ có thể kết hợp một cách uyển chuyển, mềm mại với nhau. Để kiểm tra hiệu quả tập luyện, bạn hãy lắng nghe và cảm nhận ngữ điệu của mình sau khi ghi âm lại. Từ đó bạn có thể cải thiện được khi cảm thấy cách nói còn đều đều một tông.

luyen-tap-ngu-dieu-em-ai-uyen-chuyen

Luyện tập ngữ điệu êm ái, uyển chuyển

Sự truyền cảm

Sự truyền cảm chính là yếu tố quyết định tạo nên thành công của một bài hát. Bởi lẽ đây chính là sự chân thành nhiệt huyết, cảm xúc của người hát truyền tải vào ca khúc. Đây là một bài tập có thể nói là khá khó bởi vì nó xuất phát từ chính cảm xúc trong mỗi bản thân chúng ta. Vì thế, khi thể hiện một bài hát bạn nên nhập tâm vào hoàn cảnh, đồng cảm với cảm xúc của bài hát và diễn tả sự truyền cảm đó theo cách chân thành nhất đến người nghe.

Trên đây là những chia sẻ giọng gió là gì cũng như cách để hát giọng gió đơn giản, giúp bạn thể hiện giọng gió của mình tốt hơn. Hãy cố gắng nỗ lực luyện tập và chúc bạn thành công sở hữu cho mình một chất giọng gió hay nhất. Đừng quên theo dõi Review Audio để  bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực âm thanh nhé!

Dành cho bạn

Loa Đồng Trục Là Gì? Có Mấy Loại, Cấu Tạo Và Ưu Nhược Điểm

Quãng Giai Điệu Là Gì? Tìm Hiểu Về Quãng Giai Điệu

Sample Rate Là Gì? So Sánh Giữa Sample Rate Và Frames Per Second

Latest articles

spot_imgspot_img

Related articles

spot_imgspot_img
>