Hầu hết chúng ta đều sử dụng tai nghe mỗi ngày với nhiều mục đích khác nhau từ công việc đến giải trí. Tai nghe giúp chúng ta tận hưởng âm thanh rõ ràng và riêng tư hơn, nên tai nghe dường như là một thiết bị không thể thiếu trong hoạt động học tập, làm việc hằng ngày giúp ta trở nên tập trung và làm việc năng suất đạt hiệu quả cao hơn. Nhưng lạm dụng nghe tai nghe nhiều có tốt không? Vẫn là một dấu hỏi lớn đối với nhiều người. Ở bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của người dùng, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Đeo Tai Nghe Nhiều Có Tốt Không?
Nghe tai nghe là nhu cầu thiết yếu của hầu hết mọi người trong thời đại hiện nay, giúp ta nghe nhạc giải trí, thư giãn trong lúc làm việc, giải tỏa căng thẳng, tăng mức độ tập trung. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay mọi hình thức từ học tập, đến làm việc trở nên linh hoạt hơn với phương thức tích hợp từ xa (online), do đó để tăng mức độ tập trung, không bị làm phiền bởi tiếng động xung quanh thì tai nghe lại càng trở nên cần thiết. Nghe tai nghe trong thời gian phù hợp sẽ không gây nên tác hại đáng kể, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng đeo tai nghe quá nhiều suốt nhiều giờ liên tục với mức âm lượng vượt quá giới hạn 70 dB khuyến nghị, mà không tạo ra các khoảng trống để tai nghỉ ngơi sẽ gây nên những tác hại khôn lường.
Nghe nhạc thư giãn tập trung hơn nhưng không nên lạm dụng quá nhiều
Đường truyền âm thanh thông từ tai nghe đến tai người sẽ đi qua 3 cấu tạo chính của tai gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi đi đến tai trong ở đây một phần sẽ có các tế bào lông nhỏ. Những tế bào lông này có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu âm thanh đến não. Do đó, khi bị áp lực âm thanh quá lớn hay nghe tai nghe nhiều quá hạn mức cho phép sẽ gây tổn thương các tế bào lông này (không thể chữa lành), khi các tế bào lông càng bị hư hại thì khả năng nghe của bạn sẽ càng giảm sút, ốc tai không thể truyền tải thông điệp âm thanh đến não.
2. Những Tác Hại Khi Nghe Tai Nghe Quá Nhiều
Lạm dụng tai nghe sẽ gây nên những nguy cơ bệnh về thính giác như: tích tụ nhiều ráy tai, viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai, đau trong tai dữ dội, khi mở nhạc quá lớn với cường độ 85 – 90dB trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến màng nhĩ, suy giảm thính lực, mất thính lực tạm thời và nặng nhất sẽ gây điếc vĩnh viễn.
Nghe tai nghe nhiều có tốt không?
Suy giảm thính giác sẽ gây cản trở trong việc giao tiếp, tách biệt với mọi người xung quanh. Khi tham gia giao thông sẽ gia tăng nguy cơ té ngã, xảy ra tai nạn vô cùng nguy hiểm. Hơn thế nữa người bị mất đi thính lực thông thường dễ có nguy cơ phát triển các chứng sa sút trí tuệ cao gấp nhiều lần so với người thông thường tùy vào trình trạng yếu kém của thính lực.
3. Cách Sử Dụng Tai Nghe Đúng Cách Bảo Vệ Thính Giác
3.1 Cân chỉnh thời gian đeo tai nghe hợp lý với mức âm lượng phù hợp
Theo Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ, mức âm lượng tối ưu nhất để bảo vệ thính lực nên nằm ở dưới hoặc bằng 70dBA. Theo đó mỗi ngày, bạn nên sử dụng tai nghe với mức âm lượng dưới hoặc bằng 60% trong khoảng thời gian tối đa là 2 tiếng, không nên nghe với mức âm lượng cao trong khoảng 85dB trở lên sẽ tạo nên tác động mạnh đến tai, dễ dàng gây tổn thương thính lực.
Sử dụng tai nghe hợp lý với thời gian và âm lượng phù hợp sẽ giúp bảo vệ thính lực
3.2 Khuyến khích sử dụng tai nghe chống ồn
Với công nghệ hiện đại, tân tiến như ngày nay để đảm bảo nhu cầu nghe nhạc an toàn và hiệu quả hơn, các hãng đã sản xuất ra loại tai nghe chống ồn, giúp người dùng có thể tách biệt với thế giới xung quanh chỉ với một chạm kích hoạt khả năng chống ồn chủ động. Điều này giúp các tín đồ âm nhạc có thể tận hưởng âm nhạc trọn vẹn với âm lượng thấp không gây hại đến sức khỏe đôi tai.
Tai nghe chống ồn giúp bảo vệ thính lực tốt hơn
3.3 Vệ sinh tai nghe thường xuyên
Để đảm bảo tai nghe nghe rõ ràng, không gây bít tắc đường truyền âm thanh đến tai, đối với các dòng tai nghe in-ear bạn nên lau chùi thường xuyên các núm tai, đảm bảo vệ sinh khi đeo không tích tụ vi khuẩn, ráy tai. Tín hiệu âm thanh không được truyền đi trơn chu, bạn phải tăng mức âm lượng lớn, điều này sẽ khiến đôi tai chịu áp lực cường độ âm thanh cao.
Bài viết trên hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về việc “nghe tai nghe nhiều có tốt không?” Thật ra bất cứ điều gì lạm dụng nhiều quá cũng sẽ không tốt, nên hãy sử dụng đúng mức, vừa đủ để không nên những tác hại về sau bạn nhé!
Tham khảo thêm các bài viết bổ ích:
Tai Nghe Langsdom Có Tốt Không? Top 5 Tai Nghe Langsdom Tốt Nhất